Bộ tiêu chuẩn khí thải EURO Tier3 cho thiết bị nâng hạ & máy công trình

Bộ tiêu chuẩn khí thải EURO Tier3 cho thiết bị nâng hạ & máy công trình

Tại Việt nam, các xe cơ giới có sử dụng động cơ để được phép hoạt động cần đáp ứng tiêu chuẩn khí thải Euro3. Dưới đây, chúng ta cùng tìm hiểu về tiêu chuẩn này cũng như bộ tiêu chuẩn để 1 chiếc xe nâng được phép đưa vào hoạt động gồm những gì nhé!

Xe nâng dầu 3.5 tấn Hyster rất bền bỉ & tiết kiệm nhiên liệu

“Xe nâng hàng là loại xe nâng được sử dụng để xếp dỡ & vận chuyển hàng hóa được sử dụng nhiều trong công nghiệp & Logistics”

Trích từ khái niệm xe nâng tại website chính thức của hãng Hyster tại Việt nam Link https://xenang.org

Tiêu chuẩn khí thải Euro Tier3

Theo tiêu chuẩn về khí thải của Châu âu năm 2000, tiêu chuẩn khí thải EURO3 là mức khí thải độc hại sinh ra từ động cơ đốt trong ngưỡng giới hạn cho phép mức độ 3 được viết tắt là EC2000 với các chỉ tiêu với động cơ đốt trong chi tiết như sau:

+ Lượng CO không quá 2.2kg/km

+ Lượng HC +NOx không quá 0.5g/km

Với động cơ dầu Diesel:

+ Lượng CO không quá 1.0g/km

+ Lượng HC +NOx không quá 0.7g/km

+ Lượng PM không quá 0.08g/km

Trong đó:

CO – Carbon monoxide

HC – Hydrocacbon

NOx – Oxit nito

PM – vật chất hạt (muội than –

bụi khói)

Nói một cách dễ hiểu tiêu chuẩn khí thải sinh ra để giảm thiểu tối đa lượng khí thải độc hại nhằm bảo vệ môi trường trong đó tiêu chuẩn khí thải của EURO (châu âu) được áp dụng rộng rãi trên toàn thế giới. Tiêu chuẩn khí thải EURO3 là tiêu chuẩn khí thải cơ bản nhất cho xe cơ giới nghành thiết bị công nghiệp nặng trong đó có xe nâng.

Hiện nay, đã có tiêu chuẩn khí thải EURO6 năm 2014 các ô tô đang chạy tại Việt nam tối thiểu đáp ứng tiêu chuẩn khí thải EURO 4 & 5.

Bên cạnh tiêu chuẩn khí thải EURO3 để xe nâng được phép hoạt động cần có xác nhận của trung tâm kiểm định đạt các tiêu chuẩn cơ bản của nước sở tại.

Bộ tiêu chuẩn cần có để xe nâng được phép hoạt động

Tại Việt nam, xe nâng được phép h

oạt động khi đáp ứng 6 tiêu chuẩn chi tiết như sau

  1. TCVN 4244-2005: tiêu chuẩn Việt nam về thiết kế, chế tạo và kiểm tra kỹ thuật
  2. TCVN 5206-1990: tiêu chuẩn Việt nam yêu cầu an toàn đối với đối trọng và ổn trọng
  3. TCVN 4755-1989: tiêu chuẩn Việt nam yêu cầu an toàn đối với các thiết bị thủy lực
  4. TCVN 5209-1990: tiêu chuẩn Việt nam yêu cầu an toàn đối với thiết bị điện
  5. TCVN5179-90: tiêu chuẩn Việt nam yêu cầu thử thủy lực về an toàn
  6. TCVN 5207-1990: tiêu chuẩn Việt nam yêu cầu an toàn chung

Ngoài ra, nó cần đáp ứng các giấy tờ kiểm định sau để đảm bảo tính an toàn, chính xác.

Quy trình kiểm định

Kiểm tra bên ngoài: Bước này ta dùng mắt thường quan sát xem xe nâng mới hay cũ; bánh xe có mòn không, mòn đều không; các phớt của xilanh nâng hạ khung động, xilanh nghiêng khung… có bị chảy dầu hay không; gương chiếu hậu , còi, đèn còn không; càng nâng có bị mòn, biến dạng, nứt hay không;…

Kiểm tra kỹ thuật: Bước này chúng ta dùng máy móc thiết bị chuyên dùng để kiểm tra: như máy đo khoảng cách, thước kéo, thước kẹp, sau đó tiến hành thử tải…

Chu kỳ kiểm định xe nâng

Theo quy định thì thời hạn kiểm định một chiếc xe nâng hàng không quá 3 năm đối với kiểm định lần đầu ( thiết bị mới nhập về chưa sử dụng bao giờ và chỉ được 1 lần duy nhất). Kiểm định định kỳ hoặc kiểm định lần đầu đối với các xe đã qua sử dụng thì thời hạn sẽ giảm xuống tùy vào mức độ sử dụng, chế độ bảo trì bảo dưỡng mà còn 1 năm hoặc 6 tháng.

Khi nào xe nâng hàng cần kiểm định

Tất cả Xe nâng hàng có tải trọng thiết kế từ 1000kG trở lên và dùng động cơ đều phải kiểm định kể cả xe nâng mới xuất xưởng (không phân biệt xe nâng dầu hay xe nâng điện, đứng lái hay ngồi lái), trước khi đưa một xe nâng vào làm việc thì đơn vị sử dụng phải tiến hành kiểm định để đánh giá tình trạng kỹ thuật hiện tại của xe nếu đảm bảo an toàn mới đưa xe vào sử dụng. Cũng có nhiều người thắc mắc là xe nâng tay hoặc xe nâng điện có sức nâng dưới 1000kG có cần kiểm định không? Xin trả lời luôn là theo phụ lục 01 mục số 18 của thông tư 32/2011/TT-BLĐTBXH ban hành ngày 14 tháng 11 năm 2011. Trong mục này có nói rõ: “Xe nâng hàng dùng động cơ có tải trọng từ 1.000 kg trở lên” mới phải tiến hành kiểm định còn hai trường hợp trên thì không cần kiểm định. Còn xe nâng dẫn lái nhưng dùng động cơ điện – thủy lực nâng hạ và có tải trọng nâng lớn hơn 1000kG vẫn phải kiểm định.

Đối với máy xúc & máy công trình

Việc đáp ứng tiêu chuẩn khí thải EURO3 & Tier3 là bắt buộc đối với tất cả xe cơ giới bao gồm cả máy xúc nói riêng & máy công trình nói chung; Điều này rất cần thiết cho những chiếc máy xúc Doosan đang hoạt động tại thị trường Việt nam.

Tất cả những tiêu chuẩn này nhằm bảo vệ môi trường & trái đất – ngôi nhà chung của chúng ta.

Mọi chi tiết xin liên hệ số hotline 0932.858.528 hoặc 0908.801.568

Bình luận Facebook